top of page
Writer's pictureSức khỏe cộng đồng

Phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại phải làm sao?

Updated: Dec 21, 2020

Trĩ ngoại là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Để thoát khỏi nỗi khổ của căn bệnh này, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.


Bài viết liên quan:


Trước khi giải đắp thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao, các chị em hãy cùng tham khảo một số thông tin về bệnh trĩ ngoại.


Bệnh trĩ bao gồm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại trong đó trĩ ngoại nằm xung quanh hậu môn, có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường và sờ thấy được. Bệnh trĩ ngoại không chỉ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không kịp thời chữa trị.


Những triệu chứng bà bầu bị trĩ ngoại bao gồm:


✔ Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.


✔ Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.


✔ Hậu môn bị sưng, nổi cục.


✔ Cảm giác đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện.


✔ Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn.


Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ngoại?


Vì sao bà bầu bị trĩ ngoại cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao.


Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ, trong đó có trĩ ngoại. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có đến 7 - 8 người mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do:


Trong thời gian mang thai, tử cung của chị em phụ nữ phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra tình trạng mắc bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch, bao gồm cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực này trở nên nhạy cảm hơn, sưng và nóng rát.


Táo bón cũng là một trong những chứng phổ biến xuất hiện khi mang thai, đây cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ ở bà bầu thêm trầm trọng. Trong quá trình đại tiện, phụ nữ mang thai bị táo bón phải cố gắng căng cơ để rặn.


Ngoài ra, nguyên nhân bà bầu dễ bị trĩ còn do sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị sưng. Progesterone cũng làm chậm nhu động ruột và khiến chị em phụ nữ dễ bị táo bón.


Phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại có sao không?


Bên cạnh vấn đề phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại phải làm sao thì bà bầu bị trĩ ngoại có sao không cũng là điều khiến các chị em băn khoăn, lo lắng.


Theo các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, chị em phụ nữ đang mang thai không nên quá chủ quan với căn bệnh này và có tâm lý “sống chung với lũ”. Thông thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em đang mang thai là táo bón. Khi đó, phân sẽ chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể của chị em gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.


Bên cạnh đó, khi đang mang thai, cơ thể chị em phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu chị em mang thai bị trĩ ngoại, khi rặn đẻ có thể làm tình trạng bệnh càng nặng thêm, khiến các chị em phụ nữ vô cùng đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi sinh.


Chính vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, chị em phụ nữ cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ ngoại khi mang thai và nếu không may bị trĩ ngoại thì cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.


Phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại phải làm sao?


Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Để điều trị dứt điểm bệnh trĩ khi mang thai, các bà bầu cũng nên ưu tiên dùng các phương pháp chữa trĩ tự nhiên thay vì dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Dưới đây là một số cách tự nhiên để hỗ trợ khắc phục bệnh trĩ khi mang thai:


Chú ý chế độ ăn uống: Bà bầu bị bệnh trĩ ngoại nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày như: Ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, đậu, các loại rau quả tươi... giúp phụ nữ đang mang thai đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế việc đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp các chị em phụ nữ bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.


Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, các mẹ bầu nên dùng khăn mềm để lau khô hậu môn, không nên dùng giấy khô để lau hậu môn vì sẽ gây tổn thương hậu môn và làm cho búi trĩ ngoại chảy máu nhiều hơn.


Sử dụng thảo dược tự nhiên: Các bài thuốc dân gian từ thảo dược có sẵn trong tự nhiên cũng là cách làm co búi trĩ cho bà bầu an toàn mà bạn có thể áp dụng như: Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá, lá thiên lý, lá bỏng, quả sung... Các mẹ bầu có thể giã nát các loại thảo dược này đắp vào hậu môn, nấu nước để xông hậu môn hoặc sử dụng nước ép của một số loại lá kể trên để uống mỗi ngày.


​​​​​​​Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có tác dụng giúp tuần hoàn máu rất tốt. Vì thế, bà bầu bị trĩ ngoại có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, để giúp máu ở tĩnh mạch hậu môn được lưu thông, giảm tình trạng sưng và giảm đau các búi trĩ hiệu quả.


Ngoài chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ đúng cách, các mẹ bầu bị trĩ ngoại có thể dùng thuốc trị trĩ cho bà bầu (bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần hết sức thận trọng. Thuốc trị trĩ cho bà bầu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.


Bà bầu bị trĩ ngoại nên sinh thường hay sinh mổ?


Nên sinh thường hay sinh mổ khi bà bầu bị trĩ ngoại còn phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ ngoại của bà bầu nặng hay nhẹ. Nếu bệnh trĩ ngoại ở các mẹ bầu được chẩn đoán ở mức độ nhẹ thì các mẹ bầu có thể yên tâm sinh thường. Tuy nhiên, nếu sinh thường thì sau khi sinh xong có thể trĩ ngoại sẽ bị nặng hơn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của các chị em. Bởi khi sinh thường, các mẹ phải cố gắng ra sức rặn, điều này sẽ khiến búi trĩ theo lực thò ra ngoài nhiều hơn, vùng trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn. Sau khi sinh xong, các chị em phụ nữ cũng sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn khi đại tiện.


Nếu chị em bị trĩ ngoại ở mức độ nặng hơn trong thời gian mang thai như thấy rõ búi trĩ thò hẳn ra ngoài, táo bón nặng hay bị ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu nhiều lần trong thời gian mang thai thì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân cũng như quá trình sinh con thì tốt nhất chị em nên sinh mổ.


Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề phụ nữ mang thai bị trĩ ngoại phải làm sao, hi vọng sẽ giúp chị em có thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ hoặc muốn đặt lịch hẹn khám thì xin vui lòng liên hệ đến phòng khám bệnh trĩ Hotline 0865 776 663 để được tư vấn miễn phí


6 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page